Chảy máu âm đạo bất thường báo hiệu điều gì - Vejthani Hospital | JCI Accredited International Hospital in Bangkok, Thailand.

Chuyên mục sức khỏe

Chảy máu âm đạo bất thường báo hiệu điều gì

Share:

Chảy máu âm đạo là một phần tự nhiên của chu kỳ sinh sản ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, chảy máu ngoài kỳ kinh nguyệt bình thường có thể là dấu hiệu đáng lo ngại. Chảy máu âm đạo bất thường có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau:

  • Chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt (chảy máu kinh nguyệt giữa chu kỳ)
  • Chảy máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt (rong kinh)
  • Chảy máu sau mãn kinh
  • Ra máu báo (chảy máu nhẹ)
  • Chảy máu sau quan hệ tình dục

Mặc dù một vài trường hợp chảy máu âm đạo bất thường có thể không nghiêm trọng, việc hiểu rõ nguyên nhân cơ bản là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của bạn.

Các Nguyên Nhân Phổ Biến Gây Chảy Máu Âm Đạo Bất Thường:

  1. Rối Loạn Nội Tiết: Sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là estrogen và progesterone, có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt thông thường, dẫn đến chảy máu không đều. Điều này thường gặp ở tuổi dậy thì, tiền mãn kinh (giai đoạn chuyển tiếp trước mãn kinh) và sau sinh.
  2. Phương Pháp Tránh Thai: Bắt đầu, dừng hoặc thay đổi thuốc tránh thai,dụng cụ tránh thai nội tiết tố (IUD) hoặc vòng tránh thai đặt âm đạo có thể gây ra tình trạng ra máu báo hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều. Những hiện tượng này thường ổn định sau vài chu kỳ.
  3. U Xơ Tử Cung: Đây là những khối u lành tính phát triển trong tử cung, có thể gây ra tình trạng rong kinh (chảy máu nhiều) hoặc kéo dài chu kỳ kinh nguyệt.
  4. Endometriosis ( lạc nội mạc tử cung): Mô giống như nội mạc tử cung (endometrium) phát triển bên ngoài tử cung, gây ra đau và chảy máu không đều.
  5. Viêm vùng chậu (PID): Nhiễm trùng các cơ quan sinh dục có thể gây chảy máu bất thường và đau vùng chậu.Top of Form
  6. U nang buồng trứng: Các túi chứa đầy chất lỏng trên buồng trứng đôi khi có thể gây ra
  7. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Rối loạn nội tiết tố này có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không rụng trứng, gây ra chảy máu không theo chu kỳ.
  8. Polyp cổ tử cung: Các khối u lành tính trên cổ tử cung có thể gây ra tình trạng ra máu báo hoặc chảy máu sau quan hệ tình dục.
  9. Ung thư cổ tử cung: Mặc dù ít gặp hơn, nhưng chảy máu âm đạo bất thường có thể là triệu chứng của ung thư cổ tử cung trong một số trường hợp.
  10. Biến chứng thai kỳ : Mang thai ngoài tử cung, bong nhau thai, nhau tiền đạo ( dị vị dấu nhau thai), sinh non hoặc sảy thai.
  11. Căng thẳng: Căng thẳng quá mức về mặt cảm xúc có thể tạm thời làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến chảy máu không đều.
  12. Thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống đông máu, có thể ảnh hưởng đến kiểu dạng mẫu chảy máu của bạn.

Khi Nào Nên Đi Khám Bác sĩ?

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào sau đây, việc đi khám bác sĩ là rất quan trọng:

  • Chảy máu nhiều: Thấm đẫm một hoặc nhiều băng vệ sinh hoặc tampon mỗi giờ trong vài giờ liên tiếp.
  • Chảy máu kéo dài hơn bảy ngày trong kỳ kinh nguyệt.
  • Chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt thường xuyên.
  • Chảy máu âm đạo ở phụ nữ sau khi đã quan mãn kinh
  • Đau vùng chậu dữ dội hoặc bị co thắt
  • Sốt, rét hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng khác
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Bất kỳ trường hợp chảy máu âm đạo bất thường nào cũng cần được kiểm tra bởi bác sĩ để xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Chẩn đoán và điều trị chảy máu âm đạo bất thường

Bác sĩ sẽ thảo luận về tiền sử bệnh lý của bạn, mô tả mẫu chảy máu và bất kỳ triệu chứng nào bạn đang gặp phải. Kiểm tra sức khỏe tổng quát và có thể cần thêm các xét nghiệm bổ sung như siêu âm bụng dưới, xét nghiệm chu kỳ hạch hoặc lấy mẫu mô niêm mạc tử cung để xác định nguyên nhân của sự chảy máu bất thường.

Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Có thể bao gồm:

  • Liệu pháp nội tiết tố để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt
  • Thuốc làm teo nhỏ u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung
  • Phẫu thuật nội soi hoặc thủ thuật ít xâm lấn không sẹo để loại bỏ polyp hoặc điều trị mô tử cung bất thường
  • Cần thiết phải phẫu thuật trong một số trường hợp như u xơ tử cung lớn hoặc lạc nội mạc tử cung nặng. Myomectomy là việc cắt bỏ u xơ tử cung mà không làm mất tử cung; Hysterectomy là phẫu thuật cắt bỏ tử cung, được thực hiện khi các liệu pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc khi điều trị ung thư nội mạc tử cung.

Duy trì sức khỏe phụ nữ:

  • Khám phụ khoa định kỳ cho phép bác sĩ theo dõi sức khỏe sinh sản tổng thể của bạn và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn. Điều này bao gồm việc trao đổi với bác sĩ về bất kỳ tình trạng chảy máu bất thường nào mà bạn gặp phải.
  • Quan hệ tình dục an toàn để giảm nguy cơ nhiễm trùng
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Quản lý căng thẳng thông qua tập thể dục và thư giãn
  • Ăn uống cân bằng, nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt

Tìm kiếm tư vấn y tế là rất quan trọng để xác định nguyên nhân và nhận được điều trị thích hợp. Bằng cách hiểu các nguyên nhân tiềm ẩn của chảy máu không đều và biết khi nào cần đi khám bác sĩ, sẽ giúp bạn thể đảm bảo sức khỏe của mình.

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:

Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ, Tầng 2, Bệnh viện Vejthani
Điện thoại: (+66)2-734-0000 máy nhánh . 3200, 3204
Hotline tiếng Anh: (+66)85-223-8888

  • Readers Rating
  • Rated 5 stars
    5 / 5 (1 )
  • Your Rating