4 Indications of Tennis Elbow in Office Workers, a Persistent Elbow Pain to Watch Out For

Chuyên mục sức khỏe

4 Dấu hiệu “Tennis Elbow” – Cơn ác mộng của dân văn phòng

Share:

“Nhân viên văn phòng” phải ngồi làm việc trước máy tính trong thời gian dài chỉ trong một tư thế, hay phải thường xuyên lặp lại động tác khuỷu tay hoặc cổ tay; hay thậm chí là những “bà nội trợ” thường xuyên phải làm việc nhà, nấu cơm, khuân vác đồ nặng cũng có thể đối mặt với nguy cơ mắc phải hội chứng “Tennis Elbow” hay còn gọi là viêm gân cánh tay. Đây là tình trạng viêm gân, thường xảy ra ở gân nối cơ cẳng tay với xương khuỷu tay, cụ thể là vùng gân bám vào mỏm trên lồi cầu ngoài của xương cánh tay bị tổn thương và viêm. Hội chứng này được gọi và đặt tên theo chấn thương của vận động viên quần vợt (tennis), tuy nhiên hiện nay, những ngành nghề khác vẫn có khả năng mắc phải, gây trở ngại đến việc sử dụng bàn tay và cánh tay trong cuộc sống hàng ngày. Các triệu chứng đi kèm như sau:

  • Cơn đau lặp đi lặp lại tại vị trí phía ngoài khuỷu tay; 
  • Không thể hoàn toàn duỗi thẳng cánh tay, 
  • Đau khi cử động cánh tay, cổ tay ở những tư thế cần sử dụng gân cơ như lắc cổ tay, nâng đồ vật, vặn tay; 
  • Khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng, sẽ gây tê bì các cơ ở cánh tay đến cổ tay. Ngay cả khi đã hạn chế sử dụng cánh tay, triệu chứng vẫn không cải thiện và không có khả năng nắm bàn tay thành nắm đấm.

Nếu nhận thấy có những triệu chứng bất thường xảy ra, nên đến tư vấn ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời. Nếu bỏ qua các triệu chứng trong thời gian dài, có thể dẫn đến triệu chứng yêu sức ngón tay và cổ tay. Đối với phương pháp điều trị, đầu tiên cần ngưng các hoạt động gây đau, đặc biệt là các hoạt động yêu cầu sử dụng lực ở khuỷu tay và cổ tay, điều trị với thuốc giúp giảm viêm và luyện tập vật lý trị liệu hoặc sử dụng công nghệ hỗ trợ vật lý trị liệu như Siêu âm trị liệu (Ultrasound therapy), Laser trị liệu (Laser therapy) hoặc Sóng xung kích trị liệu (Shock wave therapy) nhằm kích thích quá trình sửa chữa, phục hồi các mô xung quanh gân bị viêm.

Ngoài ra, có thể điều trị với phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu hay PRP (Platelet-rich plasma). Đây là phương pháp mà Bác sĩ sẽ lấy một lượng máu nhỏ từ bệnh nhân và máu được xử lý bằng một máy ly tâm để tách tiểu cầu ra khỏi các thành phần khác của máu, và tiêm huyết tương giàu tiểu cầu trực tiếp vào vùng bị tổn thương, giúp giảm viêm và phục hồi các gân bị tổn thương. Đối với những bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày hoặc đã tiếp nhận điều trị với nhiều phương pháp khác nhưng không cải thiện trong vòng 6-12 tháng, thì bác sĩ sẽ đề nghị điều trị với phương pháp phẫu thuật. Hiện nay đã có kỹ thuật phẫu thuật nội soi với vết mổ nhỏ, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, có thể trở lại với các hoạt động hàng ngày sau khi phẫu thuật.

Liên hệ tư vấn: 

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Vejthani 
Điện thoại: (+66)2-734-0000 Ext. 2298 
Hotline tiếng Việt: (+66)97-291-3351

  • Readers Rating
  • Rated 5 stars
    5 / 5 (1 )
  • Your Rating