Giảm phù bạch huyết đối với bệnh nhân ung thư vú với liệu pháp hút áp lực âm

Chuyên mục sức khỏe

Giảm phù bạch huyết đối với bệnh nhân ung thư vú với liệu pháp hút áp lực âm

Share:

ung thư vú ph

Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị ưu tiên trong điều trị ung thư vú vì mang lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân gặp phải biến chứng phù bạch huyết sau phẫu thuật, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, chẳng hạn như hạn chế khả năng vận động và gây ra tâm trạng lo lắng.

Bác sĩ Tanawat Petrutchatachart, Bác sĩ Khoa Phục hồi Chức năng Nâng cao tại Bệnh viện Vejthani, giải thích rằng: Trong phẫu thuật ung thư vú, cần phải loại bỏ các hạch bạch huyết ở nách để đánh giá sự tiến triển bệnh và loại bỏ các tế bào ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết. Khi các hạch bạch huyết dưới nách bị loại bỏ, việc vận chuyển dịch bạch huyết bị gián đoạn, gây tích tụ, ứ đọng dịch trong hệ bạch huyết, dẫn đến tắc nghẽn và gây ra tình trạng phù bạch huyết. Đặc biệt, nếu kết hợp phẫu thuật loại bỏ hạch bạch huyết dưới nách với xạ trị, nguy cơ bị phù bạch huyết cánh tay có thể lên đến hơn 30%.

Tình trạng phù bạch huyết có thể xảy ra đối với hầu hết bệnh nhân ung thư vú sau khi điều trị. Phần lớn bệnh nhân có nguy cơ bị phù bạch huyết cánh tay cao nhất trong 3 năm đầu (12-30 tháng). Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn tình trạng phù bạch huyết, tuy nhiên mục tiêu điều trị là giảm thiểu tình trạng sưng phù và duy trì tình trạng không có triệu chứng.

Phương pháp điều trị tiêu chuẩn là Liệu pháp giảm phù toàn diện (Complete Decongestive Therapy – CDT). CDT bao gồm các kỹ thuật chăm sóc da, xoa bóp dẫn lưu bạch huyết, sử dụng vải hoặc băng thun áp lực và tập thể dục. Trong đó, xoa bóp dẫn lưu bạch huyết là kỹ thuật xoa bóp giúp kích thích hệ thống tuần hoàn bạch huyết hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giảm tình trạng sưng phù.

Hiện nay, công nghệ được sử dụng trong việc kích thích hệ bạch huyết là “Liệu pháp hút áp lực âm” hay “Negative Pressure Therapy”. Nguyên lý hoạt động của thiết bị này là tạo ra áp suất âm tại vùng điều trị, khiến mô mềm giãn nở, từ đó làm giãn nở các mạch bạch huyết nhỏ, giúp chất thải dễ dàng di chuyển vào mạch bạch huyết nhỏ, kích thích hệ bạch huyết hoạt động trở lại bình thường. Mỗi lần điều trị kéo dài khoảng 45-60 phút, khuyến nghị thực hiện 3 lần/tuần, tổng cộng 10-15 lần. Liệu pháp này có thể được áp dụng sau phẫu thuật và sẽ được bác sĩ phục hồi chức năng đánh giá theo từng trường hợp cụ thể.

Ưu điểm của việc kích thích hệ bạch huyết bằng liệu pháp hút áp lực âm là mang lại hiệu quả cao hơn trong việc giảm phù bạch huyết so với xoa bóp dẫn lưu bạch huyết, giảm mệt mỏi cho nhà vật lý trị liệu, giảm nguy cơ nhiễm trùng khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Đồng thời, những chống chỉ đinh đối với phương pháp này có thể chia thành 2 loại:

  • Chống chỉ định tuyệt đối đối với bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu cấp tính, vùng điều trị bị nhiễm trùng, bệnh nhân suy tim, phù nề do suy tim, suy thận, tình trạng tăng lưu lượng máu hoặc dịch bạch huyết gây áp lực lên tim.
  • Chống chỉ định tương đối (cân nhắc từng trường hợp) đối với bệnh nhân ung thư, phụ nữ mang thai, những trường hợp không được phép dùng tay xoa bóp dẫn lưu bạch huyết.

Để đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị giảm đau giảm sưng, nên kết hợp điều trị liệu pháp hút áp lực âm với các phương pháp khác như chăm sóc da, sử dụng vải hoặc băng thun áp lực và tập thể dục đồng thời giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bác sĩ Tanawat Petrutchatachart:”Khuyến nghị bệnh nhân ung thư vú sau khi đã tiếp nhận phẫu thuật, nên quay lại tái khám sau 1 tháng, để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe và nguy cơ phù bạch huyết. Nếu chưa đến 1 tháng, nhưng xuất hiện tình trạng sưng phù và nghiêm trọng dần, cần đến khám ngay lập tức.”

Liên hệ tư vấn:

Trung tâm Phục hồi Chức năng Nâng cao, Bệnh viện Vejthani
Điện thoại: (+66)2-734-0000 Ext. 2316,2332
Hotline tiếng Việt: (+66)97-291-3351

  • Readers Rating
  • Rated 5 stars
    5 / 5 (2 )
  • Your Rating