Bạn đã từng bị đau mắt cá chân khi đi bộ, chạy, đứng lâu hoặc khi tập thể dục chưa? Đây là những dấu hiệu cảnh báo của viêm gân gót chân Achilles, một tình trạng thường gặp phổ biến ở vận động viên và người thường nói chung. Nếu không được điều trị, viêm gân gót chân có thể dẫn đến đứt gân và ảnh hưởng đến việc vận động trong cuộc sống hàng ngày.
Gân gót chân là gân lớn nhất trong cơ thể, nối các cơ bắp chân với xương gót chân giúp cho đi bộ và chạy nhảy hiệu quả. Nếu gân bị tổn thương hoặc cững, nó có thể dễ dàng bị viêm.
Các triệu chứng thường gặp của viêm gân gót chân Achilles bao gồm đau quanh gót chân, đặc biệt là khi vận động, di chuyển như đứng, đi bộ, chạy và nhảy. Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau dữ dội sau khi tập thể dục, sưng và nóng ở gót chân, cũng như tăng độ căng cứng ở cơ bắp chân. Do căng cơ, bắp chân có thể cảm thấy cứng. Ngoài ra, có thể bị hạn chế phạm vi chuyển động khi gập mắt cá chân.
Viêm gân gót chân Achilles thường do vận đông tần suất cao như đứng quá lâu, đi bộ quá nhiều hoặc các động tác lặp đi lặp lại trong quá trình tập thể dục và chơi các môn thể thao như bóng rổ, bóng đá và cầu lông. Đi giày cao gót, giày không vừa size hoặc giày có đế mòn cũng có thể làm tăng nguy cơ. Ngoài ra, thoái hóa do đến tuổi tác và béo phì cũng có thể là những yếu tố góp phần gây ra tình trạng này.
Quá trình chẩn đoán thường bắt đầu bằng việc xem lại tiền sử bệnh, khám lâm sàng và các phương pháp nghiên cứu hình ảnh như X-quang hoặc MRI. Những xét nghiệm này xác định các bất thường ở gân gót chân, xương gót chân và thoái hóa mô hỗ trợ chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.
Viêm gân gót chân có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, như sau:
- Trong giai đoạn viêm cấp tính và sưng tấy, các triệu chứng có thể được giảm bớt bằng cách để mắt cá chân được nghỉ ngơi, chườm lạnh, quấn băng quanh mắt cá chân và nâng cao chân. Trong một số trường hợp, có thể cần đến nẹp mắt cá chân hoặc miếng lót đệm gót chân để hỗ trợ chịu trọng lực hoặc di chuyển đi lại .
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và naproxen có thể được sử dụng để giảm đau và viêm.
- Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị bao gồm các bài tập nhằm cải thiện tính linh hoạt và sức mạnh của gân gót chân bị viêm. Các thiết bị y tế như miếng lót giày hoặc đệm gót chân cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ chức năng gân.
Nếu tình trạng không cải thiện với các phương pháp điều trị và gân gót chân trở nên viêm nặng hoặc bị đứt, phẫu thuật có thể được khuyến nghị để phục hồi gân bị tổn thương. Phần gân bị hư hại sẽ được cắt bỏ và gân sẽ được hồi phục ở xương gót chân, giảm đau ở gân bị thoái hoá.
Để ngăn ngừa viêm gân gót chân, điều quan trọng là phải duỗi cơ và gân trước khi tập thể dục, chọn giày có đệm gót tốt, giảm dần chiều cao gót nếu đi giày cao gót và duy trì cân nặng khỏe mạnh để giảm trọng lực lên gân gót chân.
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Vejthani
Điện thoại: (+66)2-734-0000 máy lẻ 2298
Đường dây nóng Tiếng Việt: (+66)97-291-3351
- Readers Rating
- Rated 5 stars
5 / 5 (Reviewers) - Spectacular
- Your Rating