Kĩ thuật mang thai với công nghệ Laser

Chuyên mục sức khỏe

Kĩ thuật mang thai với công nghệ Laser

Share:

Vấn đề hiếm muộn không chỉ xuất phát từ việc tinh trùng hay trứng không hoàn hảo nhưng có thể gây nên từ sau khi thụ tinh, phôi không có khả năng thoát khỏi màng bảo vệ, đây được tính là một trở ngại quan trọng mà ảnh hưởng đến sự thành công trong việc mang thai

Tại sao phải giúp phôi thoát màng?

Phôi mà thụ tinh ngoài cơ thể với ICSI ở một vài lần gặp phải lớp màng bảo vệ bất thường hoặc quá dày so với bình thường nên làm cho phôi không thể thoát khỏi lớp màng được, làm cho phôi thai chết ở trong màng trứng cũng giống như gà con không thể ra khỏi vỏ trứng, làm chocơ hội mang thai giảm đi vì phôi không thể thoát ra cấy mình, nhưng nếu ta giúp làm cho lớp màng mỏng đi hoặc làm xuất hiện những lỗhỏng sẽ giúp cho phôi dễ dàng thoát ra khỏi màng và có cơ hội bám mình vào nội mạc tử cung nhiều hơn, làm tăng cơ hội mang thai nhiều hơn

Công nghệ này là việc hỗ trợ phôi thoát màng mà trong quá khứ sẽ sử dụng kim chọc thủng nhằm mở lớp màng bảo vệ được thay thế bởi việc sử dụng chất hóa học và hiện này được sử dụng Laser nhằm giúp chọc thủng lớp màng trứng, cách này được gọi là LAH (Laser Assisted Hatching) việc sử dụng Laser có độ chính xác cao, không gây hại cho phôi mà còn làm tăng cơ hội mang thai nữa

Người thích hợp cho việc sử dụng Laser để làm tăng cơ hội mang thai

  1. Người không thành công từ lần ICSI trước đó
  2. Là bệnh nhân mà có hội mang thai thấp, dự đoán bệnh không tốt
  3. Là phôi đã trải qua quá trình trữ đông

Ngoài việc hỗ trợ phôi thoát màng bằng Laser, trong vài trường hợp sẽ chọc thủng màng trứng và đưa phôi ra ngoài để kiểm tra phân loại và chuẩn đoán nhiễm sắc thể của phôi. Trước khi cấy mình (PGS/PGD :Preimplantation Genetic Screening/Diagnosis) là việc đưa phôi 3 hoặc 5 ngày mà có được từ ICSI để kiểm tra chuẩn đoán để xem phôi có số lượng nhiễm sắc thể bất thường không, rồi từ đó đưa những phôi hoàn hảo vào lại nội mạc tử cung để phát triển thành thai nhi

Người phù hợp làm PGS/PGD

  1. Cặp vợ chồng mà có tiểu sử bất thường về di truyền thì có thể truyền sang trẻ như bệnh loãng máu
  2. Gia đình có tiểu sử sinh con bị dị tật bẩm sinh hoặc có bệnh bất thường về di truyền
  3. Có tiểu sử hay sảy thai
  4. Thai trước, trẻ bị bệnh điều trị bằng việc cấy ghép tếbào gốc từ người khác mà có khả năng tương thích mô
  5. Cặp vợ chồng mà người vợ đã hơn 35 tuổi, có cơ hội gây nên sự bất thường về số lượng nhiễm sắc thể, làm cho em bé sinh ra có cơ hội bị hội chứng đao rất cao
  6. Không mang thai 2 lần liên tiếp từ việc điều trị bằng ICSI

Phương pháp chuẩn đoán

Đưa phôi có được từ ICSI 3 hoặc 5 ngày ra chọc thành lỗ nhỏ vùng màng bảo vệ bằng laser rồi sử dụng cây thủy tinh nhỏ kéo một tế bào của phôi ra để kiểm tra bằng phương pháp CGH (Comparative Genomic Hybridization) hoặc NGS ( Next Generation Sequencing) là việc kiểm tra cặp nhiễm sắc thể và giới tính. Sau đó sẽ chỉ chuyển phôi có nhiễm sắc thể bình thường vào nội mặc tử cung để phát triển thành thai nhi

Ưu điểm

  1. Làm tăng tỷ lệ mang thai từ ICSI
  2. Làm giảm tỷ lệ nhiễm sắc thể bất thường của trẻ sơ sinh
  3. Giảm tỷ lệ sảy thai

Việc đưa tế bào từ phôi 3 hoặc 5 ngày sẽ không gây dị tật vì tất cả các tế bào phôi thời kì này vẫn chưa được thiết lập rằng sẽ để tế bào nào phát triển thành phôi hoặc bất cứ bộ phận nào, làm cho những tế bào còn lại ở phôi có thể phân chia được mà không gây ảnh hưởng đến trẻ và vẫn có thể phân chia cho đến khi bám mình một cách bình thường

Tình trạng hiếm muộn là vấn đề có thể tìm ra cách giải quyết được, những cặp vợ chồng lên kế hoạch sinh con nhưng vẫn chưa thành công thì có thể đến để tư vấn bác sĩ để cùng nhau tìm hướng giải quyết hợp lý nhất, đừng lo lắng hoặc hấp tấp kết luận rằng bản thân sẽ không thể có con vì mọi vấn đề đều có cách giải quyết

  • Readers Rating
  • Rated 5 stars
    5 / 5 (1 )
  • Your Rating